Top 10 bệnh thường gặp trên gà cần phòng ngừa ngay khi gà nở

Gà là một trong những con vật phổ biến ở Việt Nam. Vì vậy không thể tránh khỏi những bệnh thường gặp, việc hiểu và phòng bệnh là vô cùng quan trọng. Nên khi bệnh xảy ra thì sẽ khó trị và gây tổn thất về kinh tế rất nhiều cho người nuôi.

Top 10 bệnh thường gặp trên gà cần phòng sớm
Top 10 bệnh thường gặp trên gà cần biết

1. BỆNH CÚM GIA CẦM

NGUYÊN NHÂN: 

Mầm bệnh do một loại virus có tên Avian influenza virus, thuộc họ Orthomyxoviridae,influenza virus type A, thuộc nhóm ARN, có vỏ bọc bằng lipid.


TRIỆU CHỨNG: 

Thời gian ủ bệnh từ 3 - 14 ngày, triệu chứng cúm ở gà phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: độc lực virus, độ tuổi của gà, mật độ nuôi, chế độ chăm sóc, sự bội nhiễm kế phát của các mầm bệnh khác.
Tại các ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao quan sát thấy:
  • Gia cầm chết đột ngột, tỷ lệ chết có thể lên đến 100% chỉ trong vài ngày.
  • Bỏ ăn uống, giảm đẻ, suy nhược, xù lông xã cánh.
  • Vẩy mỏ, khó thở, thở khò khè, chảy nước mắt, sổ mũi.
  • Mào tích xanh tím, da chân xuất huyết.
  • Có triệu chứng thần kinh đi không vững, run rẩy, tiêu chảy (phân loãng trắng hoặc xanh trắng)
  • Vịt và thủy cầm khác bị nhiễm virus ít có biểu hiện triệu chứng nên rất dễ trở thành nguồn mang trùng.

PHÒNG BỆNH

  • Tiêm vaccin phòng bệnh cúm gia cầm. 
  • Không tiếp xúc hoặc mua giống cũng như các sản phẩm của gia cầm, thủy cầm từ các vùng có dịch. 
  • Hạn chế sự thăm viếng của khách vào trại. 
  • Hạn chế chim hoang xâm nhập vào trại bằng cách dùng lưới vây xung quanh chuồngtrại. 
  • Thường xuyên vệ sinh sát trùng chuồng trại (3 ngày/1 lần), dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển bằng 1 trong 2 chế phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB. 
  • Tăng cường sức đề kháng bằng các vitamin nhất là vitamin C và các chất điện giải cótron VITAMIN C
  • SOL: 1g/2 lít nước uống hoặc ELECTROLYTE-C: 1g/1 lít nước uống


2. BỆNH NEWCASTLE (BỆNH DỊCH TẢ GÀ

NGUYÊN NHÂN 

Bệnh Newcastle Gây ra bởi virus Paramyxovirus serotype 1 thuộc họ Paramyxoviridae.


TRIỆU CHỨNG:

Thời gian ủ bệnh từ 3-4 ngày trong điều kiện thí nghiệm, 5-7 ngày có khi đến vài tuần trong điều kiện tự nhiên. 

a. Thể quá cấp tính: 

Gà sẽ chết trong 24-48 giờ với những triệu chứng chung: suy sụp, bỏ ăn, xù lông, gục đầu… 

b. Thể cấp tính: 
  • Giai đoạn xâm lấn: ủ rủ, bỏ ăn, ăn ít, thích uống nước, xã cánh đứng rù, tím da, xuất huyết hay thủy thủng mồng và tích gà. 
  • Giai đoạn phát triển: có nhiều dịch nhờn chảy ra từ mũi và mỏ, gà thở khò khè, thở khó và càng nặng hơn khi tích tụ dịch viêm trên đường hô hấp-gà khịt mũi, tiêu chảy phân lẫn máu, màu phân trắng xám mùi tanh, co giật, liệt nhẹ cổ, cánh hay ngón chân….Đối với gà đẻ thì giảm đẻ, trứng nhỏ, màu trắng nhợt. 
  • Giai đoạn cuối cùng: gà chết trong vài ngày hay phát triển dần hướng đến khỏi bệnh sau một thời kỳ hồi phục dài để lại hậu chứng thần kinh (vẹo cổ, liệt…)  và sự bất thường về đẻ trứng. 
c. Thể bán cấp tính và mãn tính: 

Diễn biến trong thời gian dài và những biểu hiện chung biến mất hay thầm lặng, biểu hiện xáo trộn hô hấp: viêm cata mắt, mũi. Có thể liệt nhẹ nhưng không có triệu chứng về tiêu hóa

PHÒNG BỆNH

  • Đây là bệnh do virus nên không có thuốc đặc trị hữu hiệu. Phòng bệnh là biện pháp tốt nhất để dịch bệnh không xảy ra. 
  • Chủng ngừa vaccin Newcastle theo đúng liệu trình. 
  • Không mua gà bệnh từ nơi khác về để tránh lây lan. 
  • Vệ sinh chuồng trại định kỳ bằng 1 trong 2 chế phẩm ANTIVIRUS-FMB hoặc PIVIDINE 
  • Thường xuyên bổ sung vitamin ADE.B.Complex-C: 1 g/1lít nước uống nhằm tăng cường sức đề kháng, chống stress


3. BỆNH GUMBORO

NGUYÊN NHÂN: 

Bệnh Gumboro do virus thuộc họ Birnaviridae, serotype 1 gây ra trên hầu hết các dòng gà, thường gặp trên gà Leghorn. Gà đẻ thường nhạy cảm hơn gà thịt, gà địa phương ít bị bệnh hoặc bệnh không nặng như gà công nghiệp


TRIỆU CHỨNG:

  • Thời gian nung bệnh ngắn từ 2-3 ngày. 
  • Bệnh xuất hiện một cách thình lình và mãnh liệt với triệu chứng đầu tiên là gà suy nhược, lờ đờ, gà mổ vào hậu môn của nhau, những lông xung quanh hậu môn bị nhiễm bẩn với những phân lỏng màu trắng đục có khi lẫn máu, gà suy sụp, liệt cùng với mất nước, xù lông. 
  • Bệnh số cao có thể 50 đến 100%, gà chết vào ngày thứ 3 sau khi cảm nhiễm, tử số trung bình 5-20%

PHÒNG BỆNH

  • Hiện nay trên thị trường đã có kháng thể Gumboro, gà mắc bệnh tiêm từ 1 - 2ml/con, liều uống gấp đôi liều tiêm.
  • Bổ sung thuốc bổ, vitamin, tăng cường sức đề kháng cho gà.
  • Sử dụng kháng sinh chống vi khuẩn bội nhiễm.
  • Giảm mật độ chuồng nuôi, hạn chế các yếu tố stress với gà.
  • Ngoài việc sử dụng các biện pháp vệ sinh, tiêu độc, khử trùng nhằm hạn chế mầm bệnh phát triển trong trại ta cần chú ý tới biện pháp sử dụng vaccine phòng bệnh. Sử dụng vaccine cho hiệu quả cao nhất, lựa chọn vaccine cho trại là điều quan trọng nhất, cần lựa chọn một trong 2 lịch dưới đây.


4. BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG

NGUYÊN NHÂN: 

Do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Tất cả gia cầm đều mẫn cảm với bệnh. Gà tây cảm thụ với bệnh hơn gà rồi đến vịt, ngỗng, quạ, chim sẻ, chim sáo… Gà lớn mẫn cảm hơn gà nhỏ.


TRIỆU CHỨNG:

Thời gian ủ bệnh ngắn, khoảng 1-2 ngày nhưng có khi tới 4-9 ngày. Gồm 2 thể cấp tính và mãn tính.

Thể cấp tính:
  • Thường triệu chứng chỉ xuất hiện vài giờ trước khi chết.
  • Sốt cao (42-43[SUP]0[/SUP]C), bỏ ăn, xù lông, chảy nước nhớt từ miệng, nhịp thở tăng.
  • Phân tiêu chảy có nước màu hơi trắng sau đó trở nên hơi xanh lá cây và có chứa chất nhầy.
  • Gà chết có biểu hiện mào và tích tím bầm do ngạt thở.
Thể mãn tính:
  • Gà ốm, sưng phồng tích, khớp xương chân, xương cánh, đệm của bàn chân.
  • Thỉnh thoảng có tiếng rale khí quản và khó thở. Gà có thể bị tật vẹo cổ.

PHÒNG BỆNH

  • Vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng 1 trong 2 chế phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB
  • Bổ sung vitamin B.COMPLEX-C: 5g/1kg thức ăn hoặc ELECTROLYTE: 1g/2 lít nước uống giúp tăng cường sức đề kháng, chống stress khi môi trường thay đổi.
  • Tiêm phòng vaccin cho gia cầm.
  • Trộn kháng sinh vào thức ăn hoặc nước uống để phòng bệnh:
    - TETRA-COLIVIT: 2g/1lít nước uống.
    - FLORFEN-B: 4g/1 lít nước uống


5. BỆNH CRD (HÔ HẤP MÃN TÍNH

Bệnh hen gà (Chronic Respiratory Disease) viết tắt là CRD, do Mycoplasma Gallicepticum (MG) gây nên.

NGUYÊN NHÂN

  • Gà bố mẹ mắc bệnh truyền sang gà con qua phôi
  • Lây lan qua tiếp xúc, mật độ vi khuẩn Mycoplasma có trong chuồng nuôi cao.
  • Mật độ các loại vi khuẩn kế phát cao trong khi sức đề kháng của cơ thể giảm.
  • Tiểu khí hậu chuồng nuôi kém thông thoáng.
  • Bệnh thường gặp ở gà con, nặng nhất trong giai đoạn từ 3 tuần – 3 tháng tuổi.
  • Gà ≥ 3 tháng tuổi thường mắc ở thể mang trùng.

TRIỆU CHỨNG 

  • Bệnh thường ở thể mãn tính với các triệu chứng viêm túi khí, viêm niêm mạc xoang mũi, mắt, viêm phế quản.
  • Gà ngạt thở từng cơn, trong cơn ngạt, gà tím tái, gà há mồm thở kèm theo tiếng rít mạnh, gà rướn cổ cao hít khí, cuối cơn rít có tiếng đờm và bọt khí trong cổ họng.
  • Các biểu hiện ho hen trở nên nặng về đêm, đặc biệt khi ghép với bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, E.Coli hoặc các bệnh khác sẽ gây tỷ lệ tử vong cao.
  • Gà chậm lớn, kém ăn, hay vẩy mỏ…
  • Trên gà đẻ trứng ngoài các triệu chứng trên còn thấy: giảm tỷ lệ đẻ, trứng biến màu, trong trường hợp bệnh ghép với E.coli sẽ thấy trứng méo mó, vỏ trứng có vết máu.

PHÒNG BỆNH

Bước 1: 
  • Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo độ thoáng chuồng nuôi.
  • Rắc SAFE GUARD lên nền trấu, lượng 100gr/1m[SUP]2[/SUP] chuồng nuôi.
  • Định kỳ phun sát trùng bằng ANTISEP liều 3ml/1lít nước, 2 lít nước pha phun cho 100m[SUP]2[/SUP] chuồng nuôi.
Bước 2: Dùng thuốc phòng bệnh theo một trong các cách sau:
  • Cách1: GENTADOX hoặc DOXYCIP20% liều 100gr/2tấn TT/ngày, dùng theo lịch phòng bệnh.
  • Cách 2: ENROVET 10% liều 100 ml/2 tấn TT/ ngày, dùng theo lịch phòng bệnh.
Bước 3: Bổ trợ, tăng cường sức đề kháng: 
  • Bổ sung men, vitamin và điện giải.
  • UNILYTE VIT-C liều 2-3gr/1lít nước uống.
  • Dùng ALL-ZYM pha nước uống liều 1gr/1lít nước, cho uống 3h/ngày.


6. BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GIA CẦM

NGUYÊN NHÂN: 

Bệnh cầu trùng ở gà chủ yếu do Eimeria tenella (ký sinh ở manh tràng ), Eimeria necatnix (ký sinh ở ruột non ), Eimeria acervulina, Eimeria maxima, Eimeria brunetti. Cầu trùng có thể gây bệnh ở gà mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở gà 10-30 ngày tuổi.


TRIỆU CHỨNG:

Eimeria tenella: chủ yếu xảy ra trên gà từ 2-8 tuần tuổi

Thể cấp tính: gà ủ rủ, ăn ít, uống nhiều, lúc đầu phân có bọt màu vàng hoặc hơi trắng, sau đó phân có màu nâu đỏ do lẫn máu (phân gà sáp), gà đi lại khó khăn, xả cánh, xù lông, chân gập lại, quỵ xuống và chết sau khi có biểu hiện co giật từng cơn.

Thể mãn tính: gầy ốm, xù lông, kém ăn, tiêu chảy thất thường, bệnh thường tiến triển chậm hơn thể cấp tính.

Eimeria necatrix: chủ yếu trên gà thịt với triệu chứng không rõ dễ nhầm với các bệnh khác. Gà gầy yếu, xù lông, kém ăn, chậm lớn, tiêu chảy, phân sáp, có khi lẫn máu tươi, giảm đẻ trên gà mái.

PHÒNG BỆNH CẦU TRÙNG

  • Sát trùng định kỳ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng 1 trong 2 chế phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB
  • Phòng bệnh bằng chế phẩm COCCIDYL với liều dùng 1 g/lít nước hoặc 2 g/kg thức ăn trong 3 ngày liên tục theo qui trình sau:
- Gà thịt công nghiệp Từ 10-12 ngày tuổi và 20-22 ngày tuổi
- Gà thịt nuôi thả Từ 12-14 ngày tuổi, 28-30 ngày tuổi và 48-50 ngày tuổi
- Gà giống Mỗi 2-3 tháng dùng 1 đợt 3 ngày 
  • Sử dụng SG.TOLTRACOC 2,5% hòa vào nước cho uống với liều 1ml/1 lít nước uống, sử dụng liên tục trong 2 ngày.
  • Tăng cường VITAMIN C-SOL: 1g/2 lít nước uống hoặc ELECTROLYTE-C: 1g/1 lít nước uống giúp tăng sức đề kháng, chống stress.

7. BỆNH ĐẦU ĐEN Ở GÀ

NGUYÊN NHÂN

Bệnh do 1 loại đơn bào có tên khoa học là Histomonas Meleagridis ký sinh ở gan, dạ dày và ruột thừa (manh tràng)

Phương thức truyền lây- Bệnh lây lan chủ yếu qua đường miệng: ăn uống phải trứng giun kim (Heterakis Gallinae) có chứa Histomonas

Đặc điểm dịch tễ
  • Gà từ 2-3 tuần tuổi đến 3-4 tháng dễ bị bệnh nhất, nhưng gà lớn hơn vẫn có thể bị bệnh.
  • Bệnh thường nổ ra vào những tháng nóng ẩm cuối xuân, hè và đầu thu, nhưng gà lớn bệnh nổ ra cả trong mùa đông.
  • Tất cả các loại giống gà đều có thể mắc bệnh, Gà Tây mẫn cảm nhất.

TRIỆU CHỨNG 

  • Gà đột nhiên sốt rất cao 43 -44 độ C, nhưng lại cảm thấy rét nên đứng im, rụt cổ, dạng rộng chân,mắt nhắm nghiền, xù lông và run rẩy. Nhiều gà dấu đầu vào nách cánh, tìm chỗ đứng có ánh sáng mặt trời hoặc dưới bóng điện để sưởi.
  • Giảm ăn, uống nhiều nước, tiêu chảy phân loãng vàng trắng hoặc vàng xanh. Khi sắp chết thì bỏ ăn, mào thâm tím.
  • Mào thâm tím, da mép và da vùng đầu xanh xám thậm chí xanh đen, nên bệnh có tên là bệnh đầu đen.
  • Bệnh kéo dài 10 – 20 ngày nên gà rất gầy. Trước khi chết thân nhiệt gà giảm xuống tới 39 -38 độ C.
  • Gà bệnh chết rải rác và thường chết về ban đêm, mức độ chết không ồ ạt nhưng sự chết kéo dài lê thê, gây cho người chăn nuôi cảm giác bệnh không nguy hiểm lắm. Thực chất cuối cùng gà chết đến 85 – 95%

PHÒNG BỆNH

  • Không nuôi chung gà Tây với gà ta và không nuôi nhiều lứa gà trong cùng 1 cơ sở chăn nuôi.
  • Không thả gà ra vườn trong những ngày mưa, gió to
  • Từ 20 ngày tuổi trở lên cho gà uống Sulfat đồng hoặc uống thuốc tím
  • Cách làm: Cứ 7 – 10 ngày thì cho uống 1 lần. Mỗi 1 lần cho gà uống 1g thuốc tím, hoặc 2 g sulfat đồng pha với 10 lít nước trong 1 – 2h,sau đó nếu thừa thì đổ đi.
  • Hàng tuần cần phu thuốc khử trùng và cuốc xới sân vườn rồi rắc vôi bột.

8. BỆNH GIUN SÁN Ở GÀ

NGUYÊN NHÂN

  • Do gà ăn phải trứng giun sán có trong phân, chất độn chuồng, các dụng cụ chăn nuôi…
  • Giun trưởng thành ký sinh trong đường tiêu hoá của gia cầm. Trứng giun được thải ra ngoài theo phân và phân tán rộng khắp ngoài môi trường.

TRIỆU CHỨNG

  • Gà gầy, còi cọc, xù lông, tiêu chảy phân loãng, phân lẫn máu, phân sống do niêm mạc ruột bị tổn thương.
  • Gà có các biểu hiện thiếu máu.
  • Trong trường hợp nhiễm giun nặng gà có thể chết do giun làm tắc ruột, vỡ ruột hoặc tắc ống mật.
  • Ở gà đẻ có hiện tượng giảm nhẹ sản lượng trứng.

PHÒNG BỆNH

Bước 1: Vệ sinh
  • Thức ăn, nước uống và dụng cụ cho ăn, uống phải vệ sinh, tránh nhiễm phân có chứa trứng giun sán.
  • Rắc SAFE GUARD 100gr/1m[SUP]2[/SUP] chuồng để đệm lót luôn khô ráo và khử mùi hôi chuồng.
  • Định kỳ vệ sinh, sát trùng chuồng trại bằng ANTISEP liều 3ml/1lít nước
Bước 2: Dùng thuốc phòng bệnh
  • VERMIXON tẩy giun sán định kỳ
  • 4-6 tuần tuổi pha nước cho gà uống, liều 15ml/ 50 gà
  • Trên 6 tuần tuổi: 30 ml/ 50 gà
  • Lặp lại sau 1-2 tháng tuỳ mức độ nhiễm giun
Bước 3:
  • UNILYTE VIT-C liều 2-3gr/1lít nước uống
  • ALL- ZYM pha nước uống liều 1gr/1lít nước, cho uống 3h/ngày, tăng khả năng hấp thu thức ăn, phòng tiêu chảy, phân khô, khử mùi hôi chuồng nuôi.

9. BỆNH CẮN MỔ NHAU Ở GÀ


Có thể gọi hiện tượng cắn mổ nhau ở gia cầm là hội chứng. Hiện tượng xảy ra thường bắt đầu từ việc một số con vật trong đàn mổ lông nhau, rồi mổ, cắn xé thậm chí là ăn thịt ở một số bộ phận như ngón chân, mào, đuôi hay hậu môn của nhau. Đặc biệt, khi trong đàn có một con có vết thương bị chảy máu, thì cả đàn nuôi sẽ bị kích thích và chúng tập trung vào việc cắn mổ vết thương của con vật đó. Từ đó, dẫn đến việc bùng phát hiện tượng cắn mổ nhau ở trên toàn đàn.


NGUYÊN NHÂN

Hiện tượng cắn mổ nhau ở gia cầm thường do rất nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó tập trung vào những nguyên nhân chính sau đây:
  • Mật độ nuôi: mật độ nuôi quá cao không đảm bảo.
  • Thời tiết nắng nóng bất thường, làm cho gia cầm bị stress nặng sinh ra cắn mổ nhau.
  • Điều kiện chuồng nuôi không thông thoáng, cường độ ánh sáng quá mạnh hoặc quá tối cũng gây ức chế làm kích thích đàn vật nuôi trở nên hung hăng và cắn mổ nhau.
  • Chuồng trại vệ sinh kém, nhiều mùi hôi và khí độc NH3, H2S…
  • Mất cân bằng dinh dưỡng giữa các nhóm: đạm, axit amin, vitamin, khoáng, chất xơ… Đặc biệt trong giai đoạn thay lông, giai đoạn cho năng suất cao.
  • Rối loạn hấp thu dinh dưỡng, nhất là chất khoáng.
  • Thiếu thức ăn và nước uống trong điều kiện nuôi nhốt, hay thiếu không gian để đặt máng ăn, máng uống cũng có thể dẫn đến hiện tượng này.
  • Trộn lẫn những con gà, vật nuôi không cùng lứa hoặc có đặc điểm ngoại hình khác so với toàn đàn cũng làm cho gà có thể cắn mổ nhau.

PHÒNG BỆNH VÀ KHẮC PHỤC

  • Theo dõi và tiến hành bắt, nhốt riêng những gia cầm hay mổ những con khác.
  • Bắt nhốt riêng, cách lý những con gia cầm bị cắn mổ có vết thương hở và bị chảy máu; Đồng thời tiến hành bôi thuốc sát trùng lên vết thương và chăm sóc cho chúng hồi phục.
  • Tiến hành cắt mỏ ở một số loại gia cầm như gà nhằm hạn chế tình trạng cắn mổ nhau: ở gà thịt tiến hành cắt mỏ lúc 7 - 10 ngày tuổi, gà hậu bị trứng cắt ở tuần 7 - 8 hoặc 12 - 16 tuần.
  • Điều tiết giảm cường độ ánh sáng cho thích hợp, tuân thủ chế độ ánh sáng đối với từng loài nuôi ở từng giai đoạn khác nhau; tạo điều kiện thông thoáng cho chuồng nuôi. Có thể bỏ thêm các bó rau xanh vào chuồng cho gia cầm ăn để thỏa mãn tập tính tìm kiếm, đào bới mồi của chúng, cung cấp thêm hàm lượng chất khoáng và giảm tình trạng cắn mổ nhau.
  • Đảm bảo đầy đủ hệ thống máng ăn, máng uống để vật nuôi được tiếp xúc đầy đủ trong toàn đàn. Kiểm tra và cho ăn uống đầy đủ, tránh không để gia cầm thiếu nước trong những ngày nhiệt độ cao.
  • Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, sử dụng các biện pháp để tránh có mùi hôi, khí độc trong chuồng trại.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu và cân bằng hàm lượng dinh dưỡng cho phù hợp ở từng loài, theo độ tuổi. Đặc biệt là hàm lượng chất khoáng canxi, sắt, tỷ lệ cân đối giữa các axit amin với nhau…

10.  BỆNH MAREK Ở GÀ

NGUYÊN NHÂN

Bệnh Marek ở gà do một loại RNA virus có vỏ bọc thuộc nhóm Herpes virus gây ra, có 3 serotype:
  • Serotype 1: Những chủng tạo khối u, có độc lực cao.
  • Serotype 2: Những chủng không gây khối u.
  • Serotype 3: Những chủng có độc lực thấp, không gây bệnh, chủ yếu nhiễm trên gà tây. Thường được sử dụng làm vaccine.
Bệnh lây lan rất nhanh, tỷ lệ chết cao có thể lên đến 100%. Tất cả các loài gà đều mẫn cảm với bệnh. Gà có thể mắc bệnh ngay từ khi mới nở ra nhưng phải đến 45 ngày tuổi trở lên gà mới bắt đầu chết. Gà chết mạnh nhất vào giai đoạn 3 - 6 tháng tuổi (giai đoạn chuẩn bị thu hoạch) nên thiệt hại vô cùng lớn.

TRIỆU CHỨNG

Trong thời gian ủ bệnh, gà đa phần không có biểu hiện bất thường. Tuy nhiên, triệu chứng thường rất nặng khi phát bệnh và tỷ lệ chết rất cao.

Bệnh Marek ở gà có biểu hiện khó thở, mù mắt, gục đầu xã cánh, gà bị cúm chân, chân đi tập tễnh, 3 ngón chân chụm lại với nhau. Sau nặng dẫn tới gà bị liệt chân và cánh. Gà nằm ở tư thế duỗi một chân trước một chân sau, đôi khi gà chết trong tư thế “vũ công ba-lê”.

Xác chết của gà gầy, khô

PHÒNG BỆNH MAREK

Dùng vắc -xin phòng bệnh và dùng thuốc bổ để tăng sức đề kháng cho gia cầm.

Các loại thuốc để phòng bệnh gồm: Hanmix-VK4 trộn đều vào thức ăn hỗn hợp với liều 500g/150kg thức ăn đối với gà hậu bị; 

Với gà đẻ trộn 500g/200kg thức ăn; B-Complex pha 1g/1 lít nước uống; ADE pha 100g/200 lít nước hoặc 100kg thức ăn; 

Hanmix B trộn đều thuốc vào thức ăn hỗn hợp đối với gà con, gà giống 750 -1.500g/250 kg thức ăn. 

Đối với gà thịt 600 – 1.200g/250 kg thức ăn. Đối với gà dò 500 – 1.000g/250 kg thức ăn.

Tổng hợp bởi: SARU.COM. VN

0 Nhận xét