Bệnh Gumboro là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, vaccine và cách điều trị bệnh

Bệnh Gumboro trên gà là loại bệnh nguy hiểm đã xảy ra và gây thiệt hại lớn về kinh tế đối với ngành chăn nuôi gà công nghiệp trên toàn thế giới.



Tại Việt Nam, bệnh này đã xuất hiện trước từ những năm 1980 gây tổn thất lớn vì lúc đó chúng ta chưa có kinh nghiệm và kiến thức phòng trị bệnh. Cùng SARU tìm hiểu về căn bệnh GUMBORO ở Gà Đông Tảo cũng như trên gia cầm để phòng và điều trị đúng cách.

I. BỆNH GUMBORO LÀ GÌ?

Bệnh Gumboro (Infections burasal disease- IBD) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm và gây hậu quản nghiêm trọng. Bệnh Gumboro ở gia cầm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh giữa các gà trong đàn với triệu chứng túi Fabricius bị viêm rồi teo lại; mức độ viêm vi cầu thận - viêm thận và suy giảm miễn dịch nhiều hay ít là tùy thuộc vào thể trạng của gà. 

Từ 3 đến 6 tuần tuổi là thời điểm xuất hiện triệu chứng lâm sàng và có tỉ lệ chết cao nhất. Tuy nhiên, bệnh IBD cũng xuất hiện ở các gà nhiều tuổi hơn đã có túi Fabricius hoàn chỉnh (có thể thấy cả ở gà 16 tuần tuổi). Ở các gà con nhỏ hơn 3 tuần tuổi, IBD chỉ gây ra các triệu chứng không điển hình, nhưng ở giai đoạn này cũng đã làm tổn thương đến túi Fabricius nên hệ thống miễn dịch cũng bị suy giảm. Các triệu chứng thường thấy là tiêu chảy, chán ăn, ủ rũ, xù lông (đặc biệt là ở khu vực đầu và cổ).

Vi-rút này có sức đề kháng cao với hầu hết chất sát trùng và điều kiện môi trường. Trong trại bị nhiễm, vi-rút có thể tồn tại vài tháng. Trong nước, thức ăn gia súc và phân tồn tại được vài tuần.

Thời kỉ ủ bệnh ngắn và triệu chứng đầu tiên xuất hiện sau khi bị nhiễm 2 đến 3 ngày. Lúc đầu, túi Fabricius phát triển lớn hơn bình thường, về sau bệnh tích trên túi Fabricius càng ngày càng nặng với hiện tượng phù và bị bao phủ bởi một lớp chất dịch dạng keo. 

Tỉ lệ bệnh rất cao, có thể đạt tới 100%, tuy nhiên tỉ lệ chết chỉ có 20% đến 30%. Tiến trình bệnh kéo dài 5 đến 7 ngày và tỉ lệ chết cao nhất ở khoảng giữa giai đoạn này.

II. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH GUMBORO Ở GÀ

Virus gây bệnh Gumboro là do virut thuộc họ Binaviridae là một vi rút ARN 2 sợi. Virut có khả năng đề kháng cao ngoài môi trường nên các biện pháp sát trùng thông thường không thể tiêu diệt hết mầm bệnh ngoài môi trường. Sử dụng thuốc sát trùng Cloramin cho hiệu quả cao nhất. Khi virut tồn tại ngoài môi trường nó tăng độc lực qua mỗi lần cảm nhiễm nên cần có biện pháp để chống chuồng trại sau mỗi lứa nuôi.

- Lây từ mẹ sang con.
- Lây theo đường thức ăn, qua không khí.
- Lây qua dụng cụ chăn nuôi, người chăn nuôi.

Khi virut xâm nhập cơ thể nó tấn công vào các tế bào limpho của ống tiêu hóa, gan sau đó đi đến túi fabricius gây nên các bệnh tích điển hình tại đây.

  • IBDV - một RNA virus thuộc họ Birnaviridae là nguyên nhân gây bệnh Gumboro trên gà.
  • Virus có sức đề kháng cao trong tự nhiên, bị vô hoạt ở độ pH ≥ 12 và pH ≤2.
  • Virus bị diệt ở 56oC trong 5 giờ, 60oC trong 30 phút, 70oC virus chết nhanh chóng.
  • Các chất hóa học như formalin 0.5% (sau 6 giờ); phenol 0.5% (sau 1 giờ); chloramin 0.5% (sau 10 phút) không thể tiêu diệt được virus.
  • Virus có thể tồn tại trong phân rác, chất độn chuồng virus tồn tại trong 122 ngày, đây chính là nguồn tàng trữ virus tại trại nuôi.
  • Gà từ 3 - 9 tuần tuổi (đặc biệt từ 3 - 6 tuần tuổi) là thời kỳ cảm nhiễm mạnh nhất.
  • Gà dưới 3 tuần tuổi mắc bệnh không biểu hiện triệu chứng lâm sàng nhưng gây hậu quả là gà bị suy giảm miễn dịch.
  • Bệnh xảy ra quanh năm, tập trung chủ yếu vào vụ đông xuân. Tỷ lệ mắc trong đàn cao lên đến 100%. Tỷ lệ chết 20 - 30% gà bắt đầu chết sau 3 ngày bị bệnh và chết nhiều nhất sau 5 - 7 ngày. Thực tế có nhiều đàn mắc bệnh tỷ lệ chết cao 50% - 100%.


III. TRIỆU TRỨNG BÊNH GUMBORO Ở GÀ

Gà có những biểu hiện ban đầu sau nhiễm virus 2 – 3 ngày (thời gian ủ bệnh), sau đó có các biểu hiện bên ngoài như:
  • Ủ rũ, giảm ăn, lông xù, run rẩy tụ lại thành từng đám.
  • Tự mình quay lại cắn vào hậu môn.
  • Tiêu chảy phân trắng có bọt, nhiều trường hợp có lẫn cả máu.
  • Xác chết bẩn, chân khô Gà bị xuất huyết cơ ngực Gà bị xuất huyết cơ 
  • Túi Fabricius sưng to tới ngày thứ thì 5 teo nhỏ. 
  • Thận có chứa nhiều muối urat. Túi Fabricius của gà mắc bệnh


IV. CƠ CHẾ GÂY BỆNH GUMBORO

  • Virus gây bệnh Gumboro ở gà sau khi vào cơ thể bắt đầu thực hiện quá trình nhân lên cục bộ, chỉ sau 6 - 8 giờ đã có một lượng virus đáng kể xâm nhập và hệ tuần hoàn.
  • Khi vào máu virus đi khắp cơ thể đến gan, lách, túi Fabricius và một số cơ quan khác.
  • Sau 9 - 11 giờ xâm nhập đã có một lượng lớn virus ở túi Fabricius, lúc này virus bắt đầu tấn công tế bào Lympho B.
  • Trong vòng 48 - 96 giờ, số tế bào Lympho B bị phá hủy và giảm đi rất nhiều, đồng thời xuất hiện một số bệnh tích vi thể, đại thể trong túi Fabricius và một số cơ quan liên quan.
  • Số lượng virus nhân lên tiếp tục được giải phỏng và xâm nhập trở lại hệ tuần hoàn gây nhiễm trùng máu.
  • Virus Gumboro lại tấn công vào các cơ quan thích ứng và gây biến đổi bệnh lý, lúc này xuất hiện các bệnh tích thẩm xuất dịch, xuất huyết, sung huyết. Bệnh tích thấy ở cơ ngực, cơ đùi, túi Fabricius, lách và gan.
  • Virus Gumboro tác động gây đông máu, tắc nghẽn các mao quản, chủ yếu vùng gan, lách, thân, túi Fabricius, gây hiện tượng sung huyết, xuất huyết.
  • Ở gia cầm, túi Fabricius là một trong các cơ quan có thầm quyền miễn dịch nên khi túi Fabricius bị phá hủy sẽ gây suy giảm miễn dịch làm cho gà mẫn cảm hơn với những bệnh truyền nhiễm khác.

V. BỆNH TÍCH GUMBORO

  • Gà chết có biểu hiện xuất huyết nặng trên cơ đùi, cơ ngực.
  • Xuất huyết lấm chấm hoặc thành từng đám lớn; nếu xuất huyết nặng toàn bộ cơ thẫm lại. Do mất nhiều nước, các cơ của gà khô rất nhanh.
  • Sau 48 - 72 giờ nhiễm bệnh, túi Fabricius sưng to gấp 2 - 3 lần kích thước ban đầu, kích thước đạt tối đa ở ngày thứ 3.
  • Những ngày đầu các múi nang túi lồi ra có màu trắng ngà do sưng to. Bổ đôi túi ra thấy hiện tượng xuất huyết nặng trong túi, có khi thành vệt, dải.
  • Đến ngày thứ tư, kích thước túi bắt đầu giảm dần, vào ngày thứ 5 - 6 túi trở lại kích thước ban đầu và dần teo nhỏ đến ngày thứ 8 chỉ còn 1/3 so với khối lượng lượng bạn đầu. Bổ đôi túi ra thấy có hiện tượng xuất huyết trên niêm mạc mùi khế, bên trong túi có chất bựa trắng giống như bã đậu.
  • Thận sưng, có muối urat đọng trong ống dẫn niệu, những bệnh tích ở thận chỉ gặp ở gà bị chết hoặc bệnh đang tiến triển.
  • Các biến đổi bệnh lý ở ruột đa dạng: Ruột căng chứa nhiều nước, giai đoạn sau ruột chứa nhiều chất nhày trắng đục, có viêm xuất huyết lan tràn dọc theo đường ruột đến tận hậu môn.
  • Bệnh Gumboro ở gà sau 2 - 3 ngày bị nhiễm, lá lách cũng sưng lên, sau đó giảm đi về thể tích như túi Fabricius. Vào giai đoạn cuối của bệnh, khi mổ khám sẽ không nhận thấy những biến đổi bệnh lý đặc thù, do sự phục hồi của lách rất nhanh chóng.
  • Các cơ quan còn lại như gan, tim, phổi, dạ dày cũng có bệnh tích nhưng không điển hình. Đôi khi quan sát được hiện thượng xuất huyết ở niêm mạc chỗ tiếp giáp giữa dạ dày cơ và dạ dày tuyến.

VI. CÁCH PHÒNG BỆNH GUMBORO Ở GIA CẦM

  • Hiện nay trên thị trường đã có kháng thể Gumboro, gà mắc bệnh tiêm từ 1 - 2ml/con, liều uống gấp đôi liều tiêm.
  • Bổ sung thuốc bổ, vitamin, tăng cường sức đề kháng cho gà.
  • Sử dụng kháng sinh chống vi khuẩn bội nhiễm.
  • Giảm mật độ chuồng nuôi, hạn chế các yếu tố stress với gà.
  • Ngoài việc sử dụng các biện pháp vệ sinh, tiêu độc, khử trùng nhằm hạn chế mầm bệnh phát triển trong trại ta cần chú ý tới biện pháp sử dụng vaccine phòng bệnh. Sử dụng vaccine cho hiệu quả cao nhất, lựa chọn vaccine cho trại là điều quan trọng nhất.

VII. LỊCH TIÊM VẮC XIN GUMBORO

1. Mô tả: Vắc xin đông khô, mỗi liều vacxin chứa ít nhất chứa ít nhất 103 TCID50 virus Gumboro nhược độc và chất bổ trợ.
2. Chỉ định: phòng bệnh Gumboro cho gà khỏe mạnh ở mọi lứa tuổi.
3. Cách dùng và lịch trình:
  • Cách dùng:
    - Nhỏ mắt, nhỏ mũi từng con: Dùng dung môi đã làm mát để pha vacxin. Căn cứ vào số liều ghi trên nhãn để pha, sao cho cứ 0,1 ml chứa một liều vacxin.
    - Có thể cho uống toàn đàn với gà lớn trên 3 tuần tuổi.
  • Lịch trình: dùng cho mỗi con 1 liều theo hướng dẫn
    - Lần 1: dùng cho gà từ 5 – 10 ngày tuổi.
    - Lần 2: dùng cho gà từ 20 – 25 ngày tuổi.
4. Chống chỉ định: Gà đang ốm.
5. Một số chú ý khi sử dụng:
  • Vacxin luôn được bảo quản ở nhiệt độ 2-80c
  • Chỉ pha vacxin bằng dung môi pha vacxin, không dùng các loại nước có chứa các chất sát trùng (như Chloramine trong nước máy) để pha.
  • Tất cả các dụng cụ tiêm phòng phải tiệt trùng bằng nhiệt trước khi dùng, không sử dụng các dụng cụ sát trùng bằng hóa chất.
  • Lọ vacxin đã pha được giữ trong nước đá, tránh ánh sáng mặt trời và chỉ sử dụng trong 2 - 3 giờ.
  • Kiểm tra kỹ lô vacxin trước khi sử dụng, không dùng các chai đã nứt, vỡ, hở, không khí đã vào, nhãn mờ nhòe, quá hạn sử dụng, bị phơi nắng hay để ở nhiệt độ không đúng quy định.
6. Thời gian ngưng sử dụng: Không
7. Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ 2- 80c, tránh ánh sáng trực tiếp.
8. Hạn sử dụng: 18 tháng kể từ ngày sản xuất
Ngoài ra ta cần chú ý tới sức khỏe đàn gà khi làm vaccine, chủng virus, công ty sản xuất, nhà phân phối, bảo quản vaccine, kỹ thuật làm vaccine sao cho co hiệu quả cao nhất.

VIII. CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH GUMBORO Ở GÀ



Bước 1: Vệ sinh:
  • Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo độ thoáng chuồng nuôi. Tiêu độc chuồng trại bằng BESTAQUAM-S, liều 4 - 6ml/1lít nước, pha 2 - 4 lít nước pha phun cho 100m2. chuồng nuôi, phun 1lần/ ngày.
Bước 2: Xử lý triệu chứng:
  • Hạ sốt: Pha PARADISE liều 1 - 2/1lít ngay lập tức khi có dấu hiệu bệnh và trong suốt quá trình xử lý bệnh.
  • Chống mất nước: Pha T.C.K.C 3 - 5/1lít nước cho uống liên tục theo nhu cầu
  • Giải độc thn cp: Pha Lesthionin - V với liều 1 ml/1lít nước, dùng đến khi hồi phục, để giải độc gan-thận cấp, nhanh chóng tăng cường sức đề kháng.
Bước 3: Kiểm soát kế phát:
  • Sang ngày thứ hai hoặc ngày thứ ba (Hết sốt) phòng bệnh kế phát bằng loại thuốc sau: MOXCOLIS liều 1g/10kg TT/ngày. Dùng liên tục 3 - 5 ngày.
  • Bước 4: Bổ trợ và tăng sức đề kháng: Sử dụng bổ sung dưỡng chất cho gà trong suốt giai đoạn bệnh.
  • Dùng ZYMEPRO pha nước uống, liều 2g/1lít nước uống, dùng 3 - 5 giờ mỗi ngày.
  • BUNG LÔNG BẬT CỰA 007S với liều 1g/ 2 lít nước, dùng 4 - 8 giờ/ngày. Lesthionin - V 1ml / 2 lít nước uống 4h / ngày
Tổng hợp bởi: SARU.COM.VN

0 Nhận xét