Gà là một trong những vật nuôi không thể tách rời với người dân Việt Nam. Từ xa xưa, ông cha ta đã nuôi dưỡng và bảo tồn rất nhiều giống gà quý trên khắp mọi miền tổi quốc, những giống gà quý hiếm ở Việt Nam hiện nay như: Gà Đông Tảo, Gà Hồ, Gà Quý Phi, Gà H'Mông,...
Những giống gà quý hiếm ở Việt Nam |
Qua bài viết này, SARU sẽ giúp bạn hiểu rõ 10 loại gà ngon và có giá trị kinh tế cao.
1. GÀ ĐÔNG TẢO
2. GÀ H'MÔNG
3. GÀ HỒ
4. GÀ MÍA
5. GÀ RI
6. GÀ ÁC
7. GÀ CHÍN CỰA
Gà chín cựa hay gà nhiều cựa là tên gọi chỉ về một giống gà tại Việt Nam. Gà chín cựa được nhắc đến trong truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh như là một sính lễ mà Vua Hùng đòi hỏi để cầu hôn nàng Mỵ Nương cùng với voi chín ngà và ngựa chín hồng mao. Lâu nay, loại gà này vẫn được biết đến như một loại gà quý hiếm của Việt Nam.
Loài gà tiến vua này thịt gà không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng, mà nó còn mang ý nghĩa may mắn và sung túc cho những gia đình nào sở hữu và thưởng thức gà chín cựa vào bữa cơm đầu năm.
8. GÀ LẠC THUỶ
Gà Lạc Thuỷ có mã đẹp, chất lượng thịt thơm ngon, dễ nuôi, được thị trường ưa chuộng, cho hiệu quả kinh tế cao. Gà Lạc Thủy có khả năng chống chịu bệnh, thời tiết khí hậu, nhất là vào mùa lạnh khá tốt, dễ nuôi, lớn nhanh nên được kahs nhiều hộ dân khu vực phía Bắc nuôi để phát triển kinh tế.
9. GÀ TRE
Gà tre là một giống gà bản địa khá phổ biến tại khu vực miền Nam Việt Nam, đặc biệt là Tây Nam Bộ. Gà Tre có trọng lượng khá nhỏ, trước đây chúng thường được nuôi làm cảnh, nuôi thịt, lấy trứng. Tuy nhiên giống gà này dường như chưa được giới khoa học nghiên cứu một cách nghiêm túc, Tên gọi của nó là "Gà Che" theo cách gọi của người Khmer, về sau, khi giống gà này phổ biến khắp Việt Nam, ngươì Việt ta lại tưởng cái tên "Che" là do dân miền Tây Nam Bộ phát âm sai nên sửa lại là Gà Tre.
10. GÀ RỪNG
Gà rừng là giống gà tự nhiên có đặc tính hoang dã trong các khu rừng nhiệt đới và cân nhiệt đới. Gà cps lông màu mã lĩnh, màu điều ở các khu rừng tại: Việt Nam, Trung Quốc, Myanma, Lào, Campuchia,.. Ở Việt Nam gà rừng có mặt nhiều tại các tỉnh miền núi trung du, miền núi, tây nguyên.
Hiện nay, Gà rừng được nuôi với nhiều mục đích khác nhau như làm cảnh, lai tạo với các giống gà nhà, gà tre, gà ngoại để phục vụ cho mục đích đá gà nên rất nhiều người đã săn bắt chúng với mục đích lợi nhuận. Vì vậy, nguồn gen quý của gà rừng đang có nguy cơ biến mất.
Tổng hợp bởi: SARU.COM.VN
0 Nhận xét