Bệnh Care trên chó Phú Quốc (Bệnh sài sốt chó)

BỆNH CARE (BỆNH SÀI SỐT CHÓ)

(Fibris catarrhalis infectionsa canium)
Bệnh carê là bệnh truyền nhiễm lây lan rất dữ dội, chủ yếu ở chó non với các hội chứng sốt, viêm phổi viêm ruột và xuất hiện các nốt sài ở bẹn. Cuối cùng thường có hội chứng thần kinh


I. NGUYÊN NHÂN

Bệnh do virut carê thuộc nhóm paramyxon gây nên. Tất cả các giống chó đều mắc bệnh. Bệnh thường xảy ra ở chó 2-12 tháng tuổi, đặc biệt chó con 3-4 tháng tuổi dễ nhiễm bệnh hơn cả và tỷ lệ chết 90-100%, tuy nhiên những chó đang bú mẹ ít gặp bệnh carê, vì chó con thu được miễn dịch thụ động qua sữa mẹ. Chó mẹ có miễn dịch chống được bệnh do tiêm phòng hoặc do tiếp xúc với mầm bệnh trong tự nhiên.
Chó bệnh là nguồn lây lan chủ yếu, chó thải virut ra ngoài theo dịch mũi, nước mắt, nước bọt, nước tiểu và phân, thức ăn, nước uống là nguồn tàng trữ virut. Người, chuột và động vật khác là môi giới trung gian truyền bệnh. Chó trưởng thành nhiễm virut nhưng không phát bệnh, mà trở thành nguồn tàng trữ virut nguy hiểm nhất.

II. TRIỆU CHỨNG

Biểu hiện bệnh carê rất đa dạng, tùy thuộc vào tuổi chó, giống chó, tình trạng sức khỏe, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và độc lực của mầm bệnh.
+ Thời gian nung bệnh của chó từ 4-6 ngày.
+ Đầu tiên ở chó xuất hiện các triệu chứng chung: chó buồn bã, ủ rũ, ăn ít, không thích vận động.
+ Sốt cao 40-41,50C trong 24-46 giờ. Mắt chó bị sưng húp nhiều dử, chảy nước mắt liên tục và khi sốt chó bỏ ăn, mắt đỏ, sau đó cơn sốt giảm xuống, thân nhiệt trở lại bình thường 38,5-29,50C lúc này chó ăn ít, mệt mỏi.
+ Tiếp theo đợt sốt thứ hai lại xuất hiện, cơn sốt kéo dài 3-4 ngày, giai đoạn này bệnh thường nặng lên do bội nhiễm của vi khuẩn kế phát, một số vi khuẩn đang sẵn có trong cơ thể (Staphylococcus, Streptococcus, E.coli, Salmonella, Bordetella, bronchiseptica…) có điều kiện tăng sinh và gây bệnh. Chó xuất hiện bệnh viêm phổi, viêm đường hô hấp, mũi chảy mủ xanh và dịch nhầy, có khi xuất huyết ở mũi, nhịp thở tăng, thờ khò khè có tiếng ran.
+ Nôn là triệu chứng thường gặp của bệnh carê, các niêm mạc tiêu hóa từ dạ dày đến ruột đều bị virut carê tác động và gây viêm rất nặng. Lúc đầu nôn khan hoặc nôn ra bọt có màu vàng, uống nước nhiều.
+ Tiếp theo là xuất hiện tiêu chảy, lúc đầu phân táo bón sau phân loãng có màu xám vàng, tanh khẳm, trong phân có lẫn niêm mạc dạ dày, ruột lầy nhầy, chó có thể đi ải lỏng 5-10 lần mỗi ngày, chó kiệt sức mệt mỏi, da nhăn nheo, tiếp sau phân có lẫn máu màu cà phê nhạt. Giai đoạn cuối phân loãng lẫn máu tươi, kèm niêm mạc ruột bị long ra thanh khẳm, hậu môn bẩn.
+ Chó gầy sút nhanh chóng do không ăn và tiêu chảy, mắt trũng, bụng hóp, đi không vững, nằm bệt, nhiệt độ hạ, loạn nhịp tim và chết trong vòng 5-7 ngày.
+ Một triệu chứng đặc trưng của bệnh đôi khi gặp là xuất hiện những nốt sài ở bụng, ngực, háng, trong đùi. Các nốt sài đỏ thường bằng hạt đỗ xanh, nếu bội nhiễm vi khuẩn sẽ sưng có mủ, khi vỡ ra làm lông bết lại hôi hám.
+ Nếu bệnh kéo dài chó thể hiện triệu chứng thần kinh: chó co giật, điên loạn, quay cuồng, sùi bọt mép, đâm sầm vào tường. Chó chết nhanh với tỷ lệ cao.

III. CHẨN ĐOÁN

* #Chẩn đoán phân biệt
Ở chó non, chó chưa tiêm phòng vacxin carê, bệnh phát ra điển hình thường dễ nhận: sốt, có triệu chứng hô hấp, tiêu hoá và nốt sài ở bẹn bụng. Tuy nhiên cần phân biệt với các bệnh sau đây:
- Bệnh viêm phổi: Chó thường mắc khi thời tiết thay đổi, gió mùa đông lạnh, mắc ở tất cả các lứa tuổi, chó sốt cao, khó thở, khò khè. Điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu với bệnh hô hấp trong thời gian 5-7 ngày bệnh sẽ giảm và chó trở lại bình thường.
- Bệnh tiêu chảy: Tiêu chảy do nguyên nhân nhiễm khuẩn hay do thức ăn không vệ sinh, chó có thể có sốt hoặc không sốt, tiêu chảy phân loãng nhưng không có máu. Điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu kết hợp với dung dịch điện giải, bệnh thuyên giảm dần và sau 7-10 ngày điều trị chó sẽ trở lại bình thường.
- Bệnh tiêu chảy do virut parvo: Nếu chỉ bằng triệu chứng lâm sàng rất khó nhận biết là chó bị bệnh carê hay parvo, nếu bị bệnh parvo phân chó thườn có màu hồng.

* #Chẩn đoán huyết thanh học và virut học
Phương pháp này chỉ thực hiện trong các phòng thí nghiệm thú y nhưng là kỹ thuật chính xác.

IV. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

1/. Phòng bệnh bằng chăm sóc nuôi dưỡng

- Như tất cả các bệnh truyền nhiễm của chó, việc chăm sóc nuôi dưỡng cẩn thận, vệ sinh chu đáo có vai trò quan trọng trong phòng bệnh.
- Khi phát hiện chó bị bệnh carê phải cách ly triệt để, các chất thải của chó bệnh phải được quét dọn, sát trùng tiêu độc.

2/. Phòng bệnh bằng vacxin

Vacxin chống bệnh carê được tiêm cho chó từ 2 tháng tuổi, nên tiêm lại lần 2 vào lúc chó 3,5-4 tháng tuổi, tiêm dưới da với liều 3ml/con, sau khi tiêm vacxin từ 10-15 ngày chó có miễn dịch chống được bệnh. Miễn dịch kéo dài 8-12 tháng, định kỳ tiêm vacxin cho chó mỗi năm 1 lần.

3/. Điều trị bệnh

- Hiện nay chưa có kháng sinh đặc hiệu điều trị bệnh này. Các nhà khoa học đã thành công tạo kháng huyết thanh chống bệnh carê nhưng cũng chỉ đạt hiệu quả khi mới chớm bệnh (sau 2-3 ngày nhiễm bệnh). Và chúng ta nên tiêm kháng huyết thanh cho những con khoẻ nhưng đã tiếp xúc với chó bệnh.
Kháng huyết thanh được tiêm dưới da cho chó với liều 10ml/chó dưới 10kg, 15ml/chó 10-15kg, 20ml/chó trên 15kg.
- Kết hợp với các loại thuốc chữa bệnh chứng như:

* #Hội chứng viêm phổi: Dùng một trong các loại thuốc kháng sinh đặc trị sau:
+ Streptomycin: Tiêm bắp liều 20mg/kg thể trọng, chia 2 lần trong ngày.
+ Lincomicin: Liều 400-800mg/ngày, chia 2 lần trong ngày.
+ Kanamicin: Tiêm bắp liều 20mg/kg thể trọng, chia 2 lần trong ngày
+ Gentamicin: Tiêm bắp 10mg/kg thể trọng, chia 2 lần trong ngày.
Hiện nay trên thị trường thuốc thú y có một số hoá dược đặc trị viêm phổi, ta có thể dùng một trong các loại hoá dược sau:
+ Cafadox: Thành phần gồm cefalexine, Lidocaine HCl, tiêm bắp liều 1mg/5kg thể trọng, ngày tiêm 2 lần.
+ Kanacolin: Thành phần gồm Kanamycin sulfat và conlistin sulfat, tiêm bắp liều 1ml/3kg thể trọng, ngày tiêm 2 lần.

* #Hội chứng tiêu hoá:
Dùng một trong các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu sau để diệt mầm bệnh.
+ Streptomycin: Tiêm bắp liều 20mg/kg thể trọng, chia 2 lần trong ngày.
+ Gentamycin: Tiêm bắp liều 10mg/kg thể trọng, chia 2 lần trong ngày.
+ Bisepton (Trimazol): Cho uống liều 1g/10kg thể trọng ngày uống 2 lần.
+ Trimethoxazol 24%: Tiêm bắp liều 1ml/con, tiêm liên tục 7 ngày liền.
Hiện nay trên thị trường thuốc thú y có một số hoá dược đặc trị viêm ruột, ta có thể dùng một trong các hoá dược sau:
+ Enro.Amoxy: Thành phần gồm có Amoxyciline, Colistine, Enrofloxacine và vitamin B, complex. Cho chó uống với liều 1g/5kg thể trọng, ngày uống 2 lần.
+ Enroflox: Thành phần gồm Enrofloxacine, Sulphadimidin, Trimethoprime. Tiêm bắp thịt liều 1ml/5kg thể trọng, ngày tiêm 2 lần.
+ Kết hợp thuốc chống nôn: Atropin, tiêm bắp 1ml/con.
+ Vitamin K: Chống xuất huyết. Tiêm bắp 1ml/con, ngày tiêm 2 lần.
- Dung dịch điện giải: Pha theo hướng dẫn cho uống liên tục trong ngày, chống mất nước.

* #Chó có biểu hiện thần kinh:
Dùng các loại thuốc an thần
+ Promix: Thành phần gồm có Promethazin, Dipyrone, Dexamethasone. Tiêm bắp liều 1ml/5kg thể trọng.
+ Anagin: Tiêm bắp liều 1ml/con.
+ Seducen hay Promethazin: Cho uống theo hướng dẫn.

* #Bổ sung các thuốc trợ lực như:
+ Glucoza 30%: Tiêm mạch máu liều 5ml/con.
+ Vitamin B1 2,5%, vitamin C 5%, B.complex tiêm bắp liều 3-5ml/con.
+ Vitamin B12: Chống thiếu máu, liều 100g/ngày.
+ Truyền huyết thanh mặn ngọt đẳng trưởng: 150-200ml/con/ngày.

* #Chế độ chăm sóc trong điều trị: Cho ăn cháo, thức ăn dễ tiêu, kiêng mỡ, chất tanh, ăn làm nhiều bữa, cho uống liên tục đường glucoza thay nước.

0 Nhận xét